Iphone X đỉnh cao của Marketing và thương hiệu
Mấy hôm nay trên mạng đang rất hot chủ đề Iphone X của Apple , đi đâu cũng nghe nói Iphone X này Iphone X kia … ông Apple đã làm gì mà tiêm nhiễm vào đầu mọi người hình ảnh iphone giữ zậy.
Nói thật từ cái hồi lâu lắm rồi, từ cái thời Iphone 3 tới bây giờ chưa lần nào thấy Apple quảng cáo điện thoại hay sản phẩm của mình lên tivi, truyền thông bao giờ, vậy mà tại sao sản phẩm của họ ai ai cũng biết, ai cũng thần tượng và ca ngợi mặc dù nó có gì hơn những hãng điện thoại khác đâu.
Mỗi lần Iphone ra mắt sản phẩm mới, mới chỉ rục rịch trên mạng là đã có hàng nghìn bài báo về Iphone X mặc dù nó chưa được Apple chính thức giới thiệu, đến khi nó ra mắt thì lại có hàng nghìn người xếp hàng cả mấy ngày trời chỉ để mua được chiếc Iphone X , cho dù nó đắc đến đâu chi chăng nữa.
Sản phẩm Iphone nào đợt đầu tiên cũng có giá rất cao, vừa rồi có những chiếc Iphone X đầu tiền về Việt Nam có giá đến 60 – 80 triệu đồng, gấp 3-4 lần giá trị thật của sản phẩm nhưng vẫn có rất nhiều người đua nhau mua. Và lúc nào nó cũng bị bảo là cháy hàng, có thật sự là cháy hàng như họ nói hay không hay đây chỉ là một chiêu marketing ngược của họ.
Tại sao luôn là sản phẩm của Apple (từ Iphone , Ipad, Mac …) mà không phải là sản phẩm của một hãng công nghệ nào khác như LG, Blackbery,HTC … bởi vì Apple họ đã định hình cho sản phẩm của mình là sản phẩm ở phân khúc cao cấp, và đánh vào tâm lý của người dùng, đánh vào cái tôi của người sử dụng.
Nhưng không thể phủ nhận là sản phẩm của họ làm ra rất tốt, độ hoàn thiện cũng như tính năng đều rất tốt, bề ngoài lại bóng bẩy sang trọng. Họ đã định hịnh được sản phẩm từ ban đầu và làm ra được sản phẩm tốt và cũng không hề nói một cách trắng trợn là sản phẩm của tôi là sản phẩm ” Tốt nhất thế giới, đẹp nhất thế giới, nhanh nhất thế giới”, nhưng người dùng sẽ luôn sùng bái nó và lúc nào cũng gọi nó là siêu phẩm.
Không như ai kia lúc nào cũng nói sản phẩm của mình Mạnh nhất , tốt nhất, đẹp nhất … cái gì cũng nhất để rồi tạo sự phản cảm cho người dùng và không bán được hàng, cũng dùng chiêu cháy hàng đó nhưng làm gì có ai tin, và giờ tìm ra có ai sài cái điện thoại đó như là mò kim đáy biển. Chắc ai cũng biết đó là sản phẩm nào của Việt Nam rồi.
Không biết ở nước ngoài ra sao nhưng ở Việt Nam, Apple chưa hề quảng cáo sản phẩm của mình trên tivi hoặc báo chí, hay là Apple không sử dụng chiêu Marketing thông thường đó? Nhưng tất cả những gì mà Steve Jops cho đến Tim Cook và các cộng sự của ông có được là sự mê mệt của người dùng, là sự bàn tán về Iphone khắp nơi, là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Như vậy phải chăng chính người dùng, chính cái tôi của họ đã marketing cho Apple?
Mọi khác biệt chỉ có thể đến từ Marketing. Ai chắc rằng mấy người xếp hàng ngoài kia liệu có phải chỉ đơn giản muốn mình là người đầu tiên được cầm trong tay chiếc Iphone? Không hẳn vậy. Họ làm thế là để thể hiện cái tôi của mình. Chiến thuật Marketing của Apple thúc đẩy thứ ham muốn đó. Họ lôi kéo mọi người tập hợp lại một cách vô thức xung quanh một “lý tưởng chung” bằng sự kết hợp tài tình các chiến thuật tiếp thị, tâm lý và xã hội.
Bạn có nghĩ thực tế sản phẩm của Apple luôn cháy hàng trong thời gian bán sản phẩm hay không. Tôi nghĩ chắc chắn là không rồi đây là một chiến thuật của Apple, nếu như bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy thực sự tồn hàng là rất cao, bằng chứng là Iphone X đã ra đời rồi nhưng giờ bạn chắc chắn có thể mua được một chiếc Iphone 6 mới 100% rất dễ dàng.
Chiến thuật tiếp thị tâm lý gây sốt của Apple biến sản phẩm của họ như trở thành một thứ tôn giáo, cứ mỗi sản phẩm mới ra mắt lại khiến sự sùng bái tăng lên, quả thật là chiến thuật đỉnh cao.