Từng bước phát triển chiến lược Marketing Digital 2017
Bây giờ đã là quý 4 năm 2017 và cũng chính là quý cuối cùng của năm, doanh nghiệp của bạn đang phát triển thế nào? bạn có định tập trung vào quý cuối năm này nhiều hay không? Bạn đã có kế hoạch để marketing cho năm sau hay chưa. Có rất nhiều thứ mà bạn cần phải làm để cho doanh nghiệp mình ngày càng phát triển hơn trong năm tới, sau đây là một số trong đó.
Nội Dung Bài Viết
Khách hàng mục tiêu
Chắc bạn cũng hiểu được khách hàng của mình như lòng bàn tày vậy nhưng bạn cũng nên xem lại persona khi bắt đầu một kế hoạch marketing mới. Persona là những thứ liên quan tới nhân khẩu học được mô tả chi tiết và giúp bạn biết được nên tiếp cận khách hàng ở đâu.
Ví dụ, khách hàng của bạn là những người mẹ tuổi trung niên sẽ có hành vi rất khách với những người mẹ tự nuôi con chẳng hạn, bởi vì ưu tiên trong cuộc sống của họ khác nhau. Các hành vi duyệt web, sử dụng social media đều sẽ ảnh hưởng tới ads và target.
Vòng lặp mua sắm
Chắc bạn cũng hiểu được hành trình của khách hàng khi mua sản phẩm của mình. Khi lập kế hoạch, bạn phải mô tả chi tiết các bước mua hành của khách hàng và sẽ làm gì với mỗi bước đó. Đây là những thứ nên có:
Làm sao có thể lấy thêm traffic
Khách hàng mất bao lâu để đi hết các bước và mua hàng
Khách hàng thì thoát khỏi quy trình mua hàng ở bước nào
Làm sao bạn có thể dẫn dụ tỷ lệ khách hàng mua hàng cao hơn ở những bước sau
Các số phân tích và số liệu cũ
Có rất nhiều bài học bạn có thể học được từ những số liệu cũ, hãy sử dụng nó để cải thiện chiến lược của mình. Cái gì tốt, cái gì không? Hãy ghi chú lại những vấn đề mà bạn gặp phải nếu muốn để cải thiện cho lần tới. Bạn cũng có thể đánh giá lại mình xem điểm nào tốt và chưa tốt, xác định đâu là điểm mạnh và yếu để giúp bạn tận dụng tốt các cơ hội mà mình có.
Hãy nhớ đánh giá luôn các yếu tố ngoại lai làm ảnh hưởng tới những chiến dịch cũ của mình. Đôi khi hiệu quả giảm đi là do những thứ nằm bên ngoài. Đánh giá lại vấn đề này có thể giúp bạn dự đoán và tránh được chúng.
Cạnh tranh
Phân tích lại môi trường cạnh tranh là việc làm tốt để tìm ra được cơ hội. Ngoài ra, phân tích này giúp bạn tránh được việc võ đoán sức mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy tự hỏi mình các câu sau:
Đối thủ của mình có làm được gì mà mình không làm
Họ có làm khác mình
Thực tế họ có làm tốt hơn mình
Họ làm tốt hơn ở những điểm nào
Họ định vị họ như thế nào
Làm sao mình có thể tạo sự khác biệt với họ
Đặt mục tiêu
Không có mục tiêu thì không gọi là một chiến lược. Trước khi bạn đưa ra cho mình mục tiêu mới thì bạn phải xem xét lại mục tiêu kinh doanh và vai trò của hoạt động digital marketing trong công ty. Từ đó, bạn có thể đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được cho digital.
Để đo lường được chiến dịch có hiệu quả không, bạn phải đặt ra mục tiêu thật rõ ràng và dễ hiểu. Nếu bạn quản lý nhiều sản phẩm khác nhau thì hãy đặt mục tiêu riêng cho từ loại.
Đo lường
Đây là thứ mà mọi chiến lược phải có bởi vì nếu bạn không giải quyết được vấn đề đo lường hiệu quả thì bạn sẽ không biết mình đang làm tốt hay không. Bạn nên đánh giá các thông qua nhiều platform khác nhau như Bing hay Google Analytics để so sánh mức độ hiệu quả giữa chúng. Và bởi vì mỗi platform media hay analytics sẽ cho ra kết quả không giống nhau nên việc làm một báo cáo tổng để đánh giá lại là cần thiết.
Tối ưu hóa landing page và conversion rate
Không cần biết bạn làm tốt như thế nào trong những năm trước, bạn sẽ có thể cải thiện hơn nữa nếu biết cách để gia tăng conversion rate thông qua việc tối ưu hóa landing page. Hãy nhớ theo dõi và cải thiện landing để luôn đạt kết quả tốt hơn.
Kênh và thủ thuật
Đây đương nhiên là phần quan trọng nhất của kế hoạch. Bạn nên cân nhắc những kênh mà mình nên sử dụng để đạt được mục tiêu. Việc chọn lựa kênh nên được thực hiện một cách cẩn thận. Đôi khi ở góc nhìn của marketer chúng ta thường nghĩ rằng nếu tăng số tiền đầu tư cho kênh lên thì mức độ hiệu quả cũng sẽ tăng. Nhưng đây là một suy nghĩ khá nguy hiểm, bạn chỉ nên cân nhắc đầu tư nếu như nó thật sự mang lại kết quả tốt.
Khi đưa ra những kênh nên được đầu tư, bạn phải cân nhắc thêm các yếu tố khác ví dụ như quy trình mua hàng của khách hàng. Các kênh bạn có sẽ tác động như thế nào tới khách hàng. Kênh nào nên đảm nhận nhiệm vụ tăng tỷ lệ mua hàng, kênh nào nên để tiếp thị lại và đâu là thủ thuật mà bạn sẽ sử dụng.
Nguồn lực
Xác định nguồn lực để thực hiện kế hoạch đề ra cũng là một việc làm cần thiết khác. Xác định rõ ràng trách nhiệm sẽ giúp cho các bộ phận hiểu rõ việc làm của mình và thực hiện tốt hơn theo thời gian. Đôi lúc do bận rộn, một số bộ phận sẽ có thể đi chệch khỏi kế hoạch ban đầu một chút, khi đó nếu được phân nhiệm vụ rõ ràng, mỗi cá nhân sẽ ít bối rối và tập trung vào việc của mình hơn.
Xem lại và điều chỉnh
Sẽ có những thứ không đi theo kế hoạch nhưng sẽ chẳng sao cả. Mục đích của kế hoạch marketing không phải để xây dựng sẵn đường đi mà nó đưa ra định hướng để học hỏi và thay đổi theo quá trình nhưng vẫn giữ được mục tiêu ban đầu. Do vậy, việc xem xét lại các kết quả đạt được, thực hiện những sự thay đổi và điều chỉnh hợp lý là cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch của bạn.
Phía trên đây là một số ý kiến mình đã sưu tầm được trên website SEOMXH , rất mong có thể giúp ích được cho nhiều người.
Hay quá xá à 🙂
Thank very much !!! Wellcome 🙂